thứ ba - Ngày 29/04/2025 - 20:13

Tư vấn luật bất động sản

Tin tức bất động sản mới nhất
nhadathcm.net

Quy định không có hộ khẩu ở địa phương vẫn được cấp sổ đỏ

Bạn được Hương Ly (Thái Bình) hỏi: "Hiện nay, pháp luật quy định như thế nào về việc cấp sổ đỏ cho những người không còn hộ khẩu ở địa phương?" Không có hộ khẩu tại địa phương có được cấp sổ đỏ? Công ty Luật TNHH Youme trả lời: Sổ đỏ là tên thường gọi của chứng thư pháp lý mà Nhà nước cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu tài sản gắn liền với đất, để công nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu hợp pháp của họ đối với diện tích đất, tài sản trên đất. Theo Luật Cư trú hiện hành quy định, hộ khẩu được dùng để xác nhận địa chỉ đăng ký thường trú của công dân. Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 12 Thông tư 10/2024, sổ đỏ sẽ ghi thông tin của người được cấp sổ, thông tin về giấy tờ nhân thân và địa chỉ theo nơi đăng ký thường trú. Như vậy, hộ khẩu được dùng để xác nhận nơi đăng ký thường trú của người được cấp giấy chứng nhận và là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi thông tin nơi cư trú của họ trên Sổ đỏ. Theo quy định tại Luật Đất đai 2024, trường hợp không còn hộ khẩu thường trú, người dân vẫn được cấp sổ đỏ nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Đất đai 2024. Việc không còn hộ khẩu tại địa phương không phải là một trong những căn cứ để cơ quan Nhà nước quyết định cấp sổ đỏ cho người dân hay không. Do vậy, nếu người sử dụng đất đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên vẫn có thể được cấp sổ đỏ ngay cả khi không còn hộ khẩu tại nơi có đất. Hồ sơ xin cấp sổ đỏ khi không có hộ khẩu tại địa phương gồm những giấy tờ gì? Theo Điều 28 Nghị định 101/2024, đối với trường hợp đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, người sử dụng đất cần chuẩn bị: Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận; Chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc các giấy tờ liên quan tới việc được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất và tài sản gắn liền với đất; Trích đo bản đồ địa chính (nếu có); Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác nộp sổ đỏ); Ngoài các loại giấy tờ chính trên thì tùy thuộc vào nhu cầu mà người dân cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp. Trong đó: Trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận: Giấy tờ chứng việc được nhận thừa kế quyền sử dụng đất. Trường hợp là đất giao không đúng thẩm quyền: Giấy tờ về giao đất không đúng thẩm quyền hoặc chứng minh việc mua, nhận thanh lý, hóa giá, phân phối nhà ở, công trình gắn liền với đất. Trường hợp có vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: Giấy tờ liên quan đến đóng phạt vi phạm hành chính. Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng đất với thửa đất liền kề: Hợp đồng, văn bản thỏa thuận, quyết định của tòa án về việc xác lập quyền đối với thửa đất liền kề kèm theo sơ đồ thể hiện được vị trí, kích thước của thửa đất liền kề. Trường hợp hộ gia đình đang sử dụng đất: Văn bản xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Trường hợp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên đất nông nghiệp mà chủ sở hữu không đủ giấy tờ hoặc công trình được miễn giấy phép xây dựng: Hồ sơ thiết kế công trình xây dựng đã được thẩm định hoặc có kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không mục đích được Nhà nước giao đất, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất: Quyết định xử phạt thể hiện được việc đã khắc phục hậu quả là buộc đăng ký đất đai, chứng từ nộp phạt. Theo báo pháp luật.  
nhadathcm.net
26/04/2025
nhadathcm.net
0
nhadathcm.net

Hàng xóm không ký giáp ranh, có cách nào làm được 'sổ đỏ' không?

Gia đình tôi đang làm thủ tục xin cấp 'sổ đỏ' cho mảnh đất của gia đình, nhưng hàng xóm không chịu ký biên bản giáp ranh; không ký giáp ranh có cấp được sổ đỏ không? Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng- Trưởng Văn phòng Luật Kết Nối trả lời: Trên thực tế nhiều người dân không được cấp hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận dù có đủ điều kiện theo quy định nhưng bị từ chối vì hàng xóm không chịu ký giáp ranh. Hiện tại, quy định về thủ tục đề nghị đăng ký, cấp giấy chứng nhận lần đầu đối với hộ gia đình, cá nhân cũng không đề cập rõ ràng đến việc phải ký hồ sơ giáp ranh thì mới được cấp Giấy chứng nhận như một thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, nhiều địa phương yêu cầu ký hồ sơ giáp ranh là cách dễ dàng và phổ biến nhất khi làm thủ tục nhằm xác định việc có hay không tranh chấp với người sử dụng đất liền kề. Theo Khoản 2 Điều 19 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận không được từ chối nhận hồ sơ với lý do hàng xóm không chịu ký giáp ranh nếu không có tranh chấp đất đai. Hay nói cách khác, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được từ chối tiếp nhận hồ sơ nếu nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai. Như vậy, dù hàng xóm có nói sẽ không ký giáp ranh để không được cấp Giấy chứng nhận thì người sử dụng đất vẫn nộp hồ sơ theo quy định. Căn cứ Điều 11 và khoản 3 Điều 12 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về xác định và đo vẽ ranh giới thửa đất cho thấy các thửa đất đã được địa chính xác định, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới và lưu tại hồ sơ địa chính để quản lý ngay cả khi chưa được cấp Giấy chứng nhận. Bên cạnh đó, khi xác định ranh giới thửa đất để đo vẽ chi tiết đã có mặt của những người sử đất liền kề, trường hợp người sử dụng đất liền kề vắng mặt thì phải niêm yết công khai trong vòng 15 ngày. Như vậy, đều có quy định niêm yết công khai 15 ngày và ranh giới thửa đất trong hồ sơ địa chính được xác định, đo vẽ trước đó theo quy định đã ghi nhận sự đồng ý của người sử dụng đất liền kề về ranh giới thửa đất. Nếu các bên liên quan, hàng xóm không ký hồ sơ giáp ranh, thì bạn có thể chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất đã lập cho Ủy ban nhân dân xã để xác nhận vắng mặt và trong thời hạn như trên, nếu hộ gia đình, cá nhân xung quanh không có văn bản xác nhận đất đang có tranh chấp gửi cho Ủy ban nhân dân xã thì thửa đất được xác định là không có tranh chấp và có thể cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu các bên giáp ranh có ý kiến phản đối thì buộc bạn phải tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp mốc giới. Dựa vào phán quyết của Tòa án sẽ là cơ sở để xác định ranh giới hai bên và bạn có đủ điều kiện cấp sổ đỏ theo bản án. Theo báo Pháp Luật.
nhadathcm.net
16/04/2025
nhadathcm.net
9914
nhadathcm.net

Các cách kiểm tra đất có lên thổ cư được không năm 2025

Cách để kiểm tra đất có lên thổ cư được không là vấn đề được rất nhiều người dân quan tâm bởi điều này ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất. Theo Điều 59 Nghị định 101 quy định các hình thức khai thác thông tin và sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai như sau: 1. Khai thác trực tuyến trên Cổng Thông tin đất đai quốc gia, Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, qua dịch vụ tin nhắn SMS, qua dịch vụ web service và API; khai thác qua các tiện ích, ứng dụng tạo ra sản phẩm, giá trị gia tăng từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai theo quy định. 2. Khai thác trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. 3. Khai thác qua các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Người dân có thể tự kiểm tra đất mà mình đang sử dụng có lên thổ cư được hay không dựa vào các cách đơn giản sau đây: Cách 1: Khai thác trực tuyến Toàn bộ nội dung quy hoạch sử dụng đất được Nhà nước thông qua sẽ được công bố công khai tại trụ sở UBND xã, phường và UBND cấp huyện; công bố trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện. Người dân có thể truy cập vào Cổng Thông tin đất đai quốc gia, Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, qua dịch vụ tin nhắn SMS, qua dịch vụ web service và API; khai thác qua các tiện ích để kiểm tra tình trạng quy hoạch đất. Cách 2: Khai thác trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Người dân có thể đến trực tiếp UBND cấp xã hoặc huyện nơi có đất để xem quy hoạch sử dụng đất. Tại đây, cán bộ địa chính sẽ cung cấp thông tin về quy hoạch chi tiết của thửa đất, bao gồm mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, ranh giới,... Khi xin trích lục, người dân cần chuẩn bị các giấy tờ sau: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất. - Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân. Cách 3: Kiểm tra thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là sổ đỏ) sẽ thể hiện phần thông tin quy hoạch được ký hiệu bằng nét gạch đứt bên cạnh thông tin thửa đất. Mặc dù đây là cách giúp người sử dụng đất tiết kiệm được thời gian, chi phí nhưng sẽ có một vài hạn chế như: - Thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể là thông tin đã cũ, chưa cập nhật. - Không phải mọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều ghi nhận phần thông tin về quy hoạch. Như vậy, với 3 cách đơn giản nêu trên người dân có thể kiểm tra xem đất có được lên thổ cư hay không để từ đó có những phương án sử dụng, khai thác phù hợp, đúng pháp luật. Nguồn: Báo lao động
nhadathcm.net
11/03/2025
nhadathcm.net
4691
nhadathcm.net

Những loại đất được cấp sổ đỏ hiện nay

Hiện nay, theo quy định của Luật Đất đai 2013 (và sắp tới là Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 01/01/2025), các loại đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) bao gồm: 1. Đất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm (lúa, hoa màu,…) Đất trồng cây lâu năm (cây ăn quả, cây công nghiệp,…) Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (nếu đủ điều kiện) Đất nuôi trồng thủy sản Đất làm muối 2. Đất phi nông nghiệp Đất ở (gồm đất ở đô thị và đất ở nông thôn) Đất thương mại, dịch vụ (chợ, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng…) Đất sản xuất phi nông nghiệp (nhà xưởng, khu công nghiệp, cụm công nghiệp,…) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng (chùa, nhà thờ, đền, miếu…) Đất quốc phòng, an ninh (nếu có sử dụng hợp pháp) Đất xây dựng công trình công cộng (đường, cầu, trường học, bệnh viện,…) Đất khu vui chơi, giải trí, thể thao Đất có công trình năng lượng, giao thông, bưu chính viễn thông… 3. Đất chưa sử dụng Đất chưa được đưa vào sử dụng nhưng có kế hoạch sử dụng hợp pháp của Nhà nước. Điều kiện để được cấp sổ đỏ Để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thửa đất phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định, như: ✅ Có giấy tờ hợp lệ (giấy mua bán, hợp đồng chuyển nhượng, di chúc…). ✅ Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất. ✅ Được sử dụng ổn định, lâu dài theo quy định của pháp luật. ✅ Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tại địa phương. Nếu bạn cần tư vấn cụ thể về trường hợp đất của mình, hãy cung cấp thêm thông tin về loại đất và giấy tờ liên quan! 🚀  
nhadathcm.net
02/03/2025
nhadathcm.net
3613
nhadathcm.net

Hướng dẫn cách tra cứu thửa đất online nhanh chóng, mới nhất hiện nay

  Thời đại công nghệ số, bạn hoàn toàn có thể kiểm tra vị trí thửa đất, thông tin quy hoạch của mảnh đất mình quan tâm qua app. Có thể tra cứu thửa đất online được không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai 45/2013/QH13, thửa đất là diện tích đất được giới hạn bởi các ranh giới xác định trên thực địa hoặc mô tả trên hồ sơ. Tuy nhiên, đến Luật Đất đai số 31/2024/QH15, định nghĩa này đã không còn được quy định. Hiện nay, các tổ chức, cá nhân có thể tra cứu thửa đất online một cách nhanh chóng và tiện lợi. Có nhiều công cụ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tra cứu thửa đất online, chẳng hạn: Tra cứu thông qua trang web của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố; Tra cứu thông qua ứng dụng của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố; Tra cứu thông qua trang web của các công ty lập nên. Hướng dẫn cách tra cứu thửa đất online Trước đây, khi muốn tra cứu thông tin về thửa đất thì người dân đều phải đến Ủy ban nhân dân hoặc Sở Tài Nguyên và Môi trường để người có thẩm quyền giải đáp. Dĩ nhiên điều này khá bất tiện và thủ tục cũng phức tạp. Hiện nay người dân đã có thể tra cứu thửa đất online trên điện thoại một cách dễ dàng và nhanh chóng. Chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh và mạng Internet là có thể tra cứu thông tin online về thửa đất của mình. Tại nội dung này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tra cứu thửa đất online bằng trang web và ứng dụng điện thoại của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố. Tra cứu thông qua trang web của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố Bước 1: Truy cập vào trang web tra cứu thửa đất online của của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố chẳng hạn: Hà Nội: https://quyhoach.hanoi.vn/ hoặc http://qhkhsdd.hanoi.gov.vn/; Thành phố Hồ Chí Minh: https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn/;... Bước 2: Điền thông tin liên quan để thực hiện tra cứu Nhấp chọn vào biểu tượng kính lúp bên góc trái của màn hình để thực hiện tra cứu; Chọn mục “Số thửa đất”; Điền các thông tin như quận/huyện, phường/xã, số thửa đất và số thửa bản đồ; Nhấn chọn “Tìm kiếm” ở bên dưới sau đó chờ kết quả. Bên cạnh đó có thể tra cứu thủ công bằng cách nhấp chọn vị trí địa lý thủ công trên bản đồ. Bước 3: Nhận kết quả Kết quả sau khi tra cứu sẽ bao gồm những nội dung như sau: Thông tin thửa đất: Tỉnh/Thành, Quận/Huyện, Phường/Xã; Diện tích lô đất; Thông tin quy hoạch sử dụng đất; Đồ án; Lộ giới.   Tra cứu thông qua ứng dụng của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố Bước 1: Tải ứng dụng ứng dụng của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố chẳng hạn: Ứng dụng ILand của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Ứng dụng DNAILIS của tỉnh Đồng Nai Bước 2: Đăng ký thành viên và Điền thông tin theo yêu cầu Các thông tin cần nhập bao gồm họ tên, số điện thoại, địa chỉ email, mật khẩu;... Người dùng cần nhập đầy đủ và chính xác thông tin. Đồng thời ghi nhớ mật khẩu để có thể đăng nhập vào tài khoản cho những lần tra cứu sau. Sau khi điền đầy đủ thông tin, người dùng nhấn chọn đồng ý và tiếp tục để thực hiện các bước tiếp theo. Bước 3: Nạp tiền để xem chi tiết thông tin về thửa đất Nếu không nạp tiền, người dùng có thể xem ở chế độ khách nhưng ứng dụng sẽ không hiển thị thông tin một cách cụ thể về thửa đất mà người dùng tra cứu. Bước 4: Trên màn hình sẽ có các ký hiệu tương ứng với từng chức năng như chế độ xem bản đồ, khu vực địa lý, tên ký hiệu,... Người dùng cần thực hiện theo hướng dẫn để đi tới mục thông tin chi tiết; Bước 5: Chọn thửa đất cần tra cứu Người dùng nhập số tờ, số thửa đất bạn cần tra cứu trên thanh tìm kiếm hoặc nhấn chọn trực tiếp thửa đất hiển thị trên bản đồ. Bước 6: Xem kết quả Bấm chọn mũi tên để xem chi tiết thông tin về thửa đất bao gồm: Số tờ, số thửa, diện tích thửa đất, tình trạng cấp giấy, ngày cấp, mục đích sử dụng đất,... Những điều cần lưu ý khi tra cứu thửa đất online Khi thực hiện tra cứu thửa đất online, người dùng cần lưu ý một số thông tin sau đây: Sử dụng các ứng dụng tra cứu của Sở Tài Nguyên và Môi Trường hoặc các trang web do các công ty cung cấp có thể mất phí; Người dùng cần cân nhắc lựa chọn tra cứu tại những trang web và ứng dụng uy tín để trách tra cứu được những thông tin sai lệch. Trường hợp nếu sau khi tra cứu mà thông tin tra cứu không phù hợp với thực tế thì người dùng có thể liên hệ với phòng địa chính địa phương hoặc Sở Tài Nguyên và Môi Trường để được giải đáp. Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
nhadathcm.net
07/02/2025
nhadathcm.net
4791
nhadathcm.net

Quy định cần biết để làm sổ đỏ - Khi mua đất bằng giấy viết tay

Bạn đọc Hương Lan (Thái Bình) hỏi: Khi mua đất bằng giấy viết tay thì cần tuân thủ những quy định nào trước khi làm sổ đỏ? Công ty Luật TNHH Youme trả lời: Điểm a Khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau phải công chứng, chứng thực nếu không sẽ không có hiệu lực. Hay nói cách khác, nếu không công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng thì giao dịch đó vô hiệu, không thể đăng ký biến động (không sang tên được). Để được cấp Giấy chứng nhận, người đang sử dụng đất phải có đủ điều kiện theo từng trường hợp đất có giấy tờ và đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Theo Khoản 2 Điều 42 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng trước ngày 1.8.2024, mà bên nhận chuyển quyền chỉ có Giấy chứng nhận của bên chuyển nhượng hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất theo quy định thì thực hiện theo quy định như sau: Bước 1: Người nhận chuyển nhượng nộp đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có. Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn bản cho bên chuyển quyền và niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất về việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng. Trường hợp không rõ địa chỉ của người chuyển quyền để thông báo thì phải đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương 3 số liên tiếp (chi phí đăng tin do người đề nghị cấp giấy chứng nhận trả). Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho bên nhận chuyển quyền; trường hợp bên chuyển quyền không nộp Giấy chứng nhận đã cấp thì thực hiện việc hủy giấy chứng nhận đã cấp. Trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định. Trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định. Khi xảy ra tranh chấp đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay từ trước ngày 1.8.2024 thì xử lý theo cách sau: Nếu là xác định là tranh chấp đất đai (tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất) thì phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất trước khi khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết. Nếu xác định là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Các bên được khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền luôn mà không phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Nguồn: laodong.vn
nhadathcm.net
02/02/2025
nhadathcm.net
3114
nhadathcm.net

Cha mẹ muốn sang tên sổ đỏ cho con: Tặng cho hay lập di chúc thừa kế sẽ tốt hơn?

  Việc sang tên sổ đỏ từ cha mẹ sang con có thể thực hiện theo hai cách phổ biến là tặng cho hoặc lập di chúc thừa kế. Mỗi cách có ưu và nhược điểm riêng, tùy vào hoàn cảnh gia đình và mong muốn của cha mẹ. 1. Tặng cho quyền sử dụng đất (Sang tên ngay) Ưu điểm: Con cái được đứng tên ngay trên sổ đỏ, có quyền sở hữu hợp pháp và có thể thực hiện các giao dịch như bán, cho thuê, thế chấp... Tránh được tranh chấp về tài sản sau này giữa các con, đặc biệt nếu gia đình có nhiều người thừa kế. Nhược điểm: Cha mẹ mất quyền sở hữu tài sản, nếu có mâu thuẫn với con cái thì có thể khó đòi lại. Nếu con cái gặp khó khăn tài chính và mang tài sản đi thế chấp hoặc bán thì cha mẹ không thể kiểm soát được. Thuế & Phí liên quan: Thuế thu nhập cá nhân: Được miễn nếu tặng cho giữa cha mẹ - con. Lệ phí trước bạ: Được miễn phí nếu là tặng cho giữa cha mẹ - con. Phí công chứng, phí đăng ký sang tên: Khoảng 0.1% giá trị tài sản. 2. Lập di chúc thừa kế (Sang tên sau khi cha mẹ mất) Ưu điểm: Cha mẹ vẫn giữ quyền sở hữu tài sản cho đến khi qua đời. Nếu có nhiều con, có thể chia tài sản công bằng qua di chúc. Tránh được rủi ro nếu con cái chưa đủ chín chắn trong quản lý tài sản. Nhược điểm: Có thể xảy ra tranh chấp giữa các đồng thừa kế nếu không có di chúc rõ ràng hoặc có con ngoài giá thú. Khi thừa kế, con cái phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản, mất thời gian và tốn thêm chi phí. Thuế & Phí liên quan: Thuế thu nhập cá nhân: Được miễn nếu thừa kế giữa cha mẹ - con. Lệ phí trước bạ: Được miễn nếu là nhận thừa kế. Phí công chứng, phí khai nhận di sản: Cao hơn so với phí tặng cho (thường từ 0.1% đến 0.5% giá trị tài sản). ✅ Nên chọn cách nào? Nếu cha mẹ muốn con cái có quyền sử dụng ngay, không lo tranh chấp sau này → NÊN TẶNG CHO. Nếu cha mẹ muốn giữ quyền kiểm soát tài sản và tránh rủi ro khi con chưa chín chắn → NÊN LẬP DI CHÚC. Nếu gia đình có nhiều con, để tránh tranh chấp thì nên lập di chúc rõ ràng thay vì tặng cho một người.
nhadathcm.net
01/02/2025
nhadathcm.net
4927
nhadathcm.net

Diện tích đất tăng thêm so với sổ đỏ có phải nộp thuế không?

Thửa đất 200m2, được cấp sổ đỏ năm 2010, nay công dân có nhu cầu tách thửa nhưng khi đo lại thì diện tích tăng thêm 20m2 dù, ranh giới, hình thể không thay đổi so với giấy chứng nhận, vậy có phải nộp thêm thuế? Với trường hợp trên, công dân thắc mắc có phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích tăng theo quy định của Luật Đất đai 2024 hay không? Có phải cấp lại hay cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới hay không? Trả lời về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Khoản 6 Điều 135 Luật Đất đai năm 2024 quy định về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.  Trong đó quy định cụ thể: Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 137 của luật này hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở/hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất/hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi chung là sổ đỏ) đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có sổ đỏ đã cấp, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi sổ đỏ, diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế... Điểm b Khoản 3 Điều 37 Nghị định số 101 năm 2024 của Chính phủ quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai quy định trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và cấp sổ đỏ.  Theo đó, khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động đất đai mà thửa đất đã được cấp sổ đỏ theo bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất thì Văn phòng đăng ký đất đai không phải thực hiện việc đo đạc, xác định lại diện tích thửa đất, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu. Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai mà sổ đỏ đã cấp chưa sử dụng bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất, người sử dụng đất có nhu cầu cấp mới sổ đỏ hoặc thuộc trường hợp phải cấp mới sổ đỏ thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc chỉ có bản đồ địa chính dạng giấy đã rách nát, hư hỏng không thể khôi phục và không thể sử dụng để số hóa theo quy định của nghị định này để thể hiện sơ đồ của thửa đất trên sổ đỏ. Người sử dụng đất được công nhận theo kết quả trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính và phải trả chi phí đo đạc theo quy định. Trường hợp đo đạc lại mà diện tích thửa đất lớn hơn diện tích trên sổ đỏ đã cấp, ranh giới thửa đất không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm cấp sổ đỏ thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất ở tăng thêm nằm ngoài hạn mức đất ở, tiền thuê đất đối với phần diện tích tăng thêm theo quy định của pháp luật tại thời điểm cấp sổ đỏ trước đây. Từ những quy định trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị công dân nghiên cứu và liên hệ với cơ quan quản lý đất đai ở địa phương để thực hiện theo quy định của pháp luật. Nguồn: Vietnamnet.vn
nhadathcm.net
26/01/2025
nhadathcm.net
3868
nhadathcm.net

Cuối năm tại TPHCM giá thuê nhà cũ tăng

UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 113 Bảng giá cho thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công trên địa bàn thành phố, tăng 1 lần so với giá hiện hành. Theo đó, giá cho thuê nhà ở đã bố trí sử dụng trước ngày 5.7.1994 mà chưa được cải tạo, xây dựng lại (nhóm 1) như sau: Đối với biệt thự hạng I là 11.300 đồng/m²/tháng, hạng II là 13.500 đồng/m²/tháng, hạng III là 15.800 đồng/m²/tháng, hạng IV là 24.800 đồng/m²/tháng. Giá cho thuê đối với nhà ở thông thường cấp I là 6.800 đồng/m²/tháng, cấp II là 6.300 đồng/m²/tháng, cấp III là 6.100 đồng/m²/tháng, cấp IV là 4.100 đồng/m²/tháng. Đối với nhà ở được bố trí sử dụng từ trước ngày 19.1.2007 đã được Nhà nước cải tạo, xây dựng lại; nhà ở hoặc nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng làm nhà ở từ ngày 5.7.1994 đến trước ngày 19.1.2007 (nhóm 2), giá cho thuê (như đối với nhà ở xã hội) bằng giá chuẩn nhân với tỷ lệ tăng lương cơ bản nhân với 1,5. Nhà ở áp dụng cho các trường hợp được bố trí sử dụng từ ngày 19.1.2007 (nhóm 3), giá cho thuê bằng giá chuẩn nhân tỷ lệ tăng lương cơ bản nhân 3. Tỷ lệ tăng lương cơ bản được xác định bởi mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định tại thời điểm hiện hành so với lương tối thiểu được Chính phủ quy định năm 2008 theo Nghị định 166/2007. Như vậy, so với Quyết định 22, giá cho thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công nhóm 1 và nhóm 2 vẫn giữ như cũ; còn nhóm 3 tăng hệ số từ 2 lên 3. Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý, vận hành cho thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công và các cá nhân, tổ chức đang thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công trên địa bàn. Đơn vị quản lý và ký hợp đồng thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công thực hiện điều chỉnh giá cho thuê trong hợp đồng thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 3.12.2024, thay thế Quyết định 22/2018 của UBND TP.HCM. Kể từ ngày 3.12.2024, trường hợp Chính phủ điều chỉnh tăng tiền lương cơ bản thì giá thuê nhà được điều chỉnh tương ứng với tỷ lệ tăng lương cơ bản theo quy định. Nguồn: Báo thanh niên
nhadathcm.net
18/01/2025
nhadathcm.net
3945